Đồ chơi mầm non

-->

Trang chủ / Tin tức / Chính thức trình Quốc hội sửa Luật Đất đai vào năm 2022

Chính thức trình Quốc hội sửa Luật Đất đai vào năm 2022


Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến đưa Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào Chương trình trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022).

Chiều 21/7, Quốc hội đã nghe tờ trình và thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bổ sung 1 dự án vào Chương trình năm 2021. Cụ thể là bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục – Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê vào Chương trình kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021) để trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp.

Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) lùi thời gian từ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021) sang trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất với Chính phủ dự kiến trình Quốc hội khoá XV xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) đối với 5 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021), bao gồm Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Chính phủ đề nghị đưa vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) 5 dự án luật,: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Tuy nhiên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật phức tạp, có nội dung tác động lớn tới xã hội, cần nhiều thời gian để nghiên cứu, cần Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến đưa dự án Luật này vào Chương trình trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) để thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) theo quy trình tại ba kỳ họp.

Trong quá trình chuẩn bị, nếu chất lượng dự án tốt và tiến độ chuẩn bị nhanh hơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét đẩy nhanh tiến độ thông qua theo quy trình tại hai kỳ họp, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng báo cáo Quốc hội.

Đồng tình với quan điểm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng xem xét dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại ba kỳ họp là có cơ sở vì đây là vấn đề rất phức tạp.

Thực tế đất đai chưa thành nguồn lực lớn, nhiều tiêu cực sai phạm xảy ra trong quản lý đất đai, đại biểu Tám nhấn mạnh. Vì thế, dù Thường vụ Quốc hội đã đưa quan điểm mở là nếu chất lượng dự án tốt và tiến độ chuẩn bị nhanh hơn, sẽ trình Quốc hội xem xét đẩy nhanh tiến độ thông qua theo quy trình tại hai kỳ họp, song đại biểu Tám cho rằng cần khẳng định thông qua ba kỳ họp vì tính phức tạp của lý luận và thực tiễn về sở hữu và quản lý đất đai.

Cũng quan tâm đến dự án Luật Đất đai (sửa đổi), một số ý kiến khác đề nghị có thể đẩy nhanh hơn tiến độ chuẩn bị, trình Quốc hội ngay kỳ họp cuối năm nay, đáp ừng đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống.


TIN TỨC LIÊN QUAN



HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN


TAGS