Đồ chơi mầm non

-->

Trang chủ / Tin tức / Hiệp hội Bất động sản Việt Nam kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp


Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết VNREA đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về các kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản.

Theo phản ánh của VNREA, trong giai đoạn 3 năm qua, thị trường bất động sản Việt Nam phát triển ổn định, lành mạnh, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 và đầu năm 2020, thị trường bất động sản gặp những khó khăn nhất định và có dấu hiệu giảm sút mạnh, ảnh hưởng đến nhiều ngành, nghề khác.

Nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu trên thị trường đứng trước nguy cơ phá sản, nhất là khi mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài. Việc triển khai dự án mới gặp nhiều khó khăn.

Để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải pháp đầu tiên được VNREA đề xuất là tập trung vào khâu tín dụng và thuế.

Gỡ nút thắt cho condotel, phát triển lành mạnh thị trường bất động sản

Cụ thể, VNREA đề nghị các ngân hàng thương mại cần có phương án giảm lãi suất đối với những hợp đồng vay đầu tư cho dự án kinh doanh sản phẩm căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú; xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ, hoãn, giãn nợ cho doanh nghiệp và có gói vay với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hiện các doanh nghiệp đề xuất giãn thời gian nộp các nghĩa vụ vào ngân sách Nhà nước 6 tháng đối với mỗi kỳ nộp sau 1 năm dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát; miễn tiền phạt chậm nộp thuế khi doanh nghiệp đã nộp đủ thuế; giãn tiến độ nộp tiền thuê đất sau khi dịch được kiểm soát, giảm thuế VAT và lùi thời gian nộp thuế...

Đề xuất thứ 2 được VNREA đưa ra là hoàn thiện văn bản pháp luật về bất động sản du lịch theo Chỉ thị số 11/CT-Ttg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh theo hướng nghiên cứu bổ sung các sản phẩm shophouse (mở cửa hàng kinh doanh, lưu trú), shoptel (nhà phố thương mại cho phép kết hợp giữa kinh doanh dịch vụ mua sắm và dịch vụ khách sạn) và các sản phẩm tương tự; đồng thời ban hành văn bản về chế độ sử dụng đất đối với các loại hình bất động sản này.

VNREA cho biết trước đó Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã có nhiều văn bản góp phần tích cực vào việc hoàn thiện hành lang pháp lý đối với những loại hình bất động sản mới trên thị trường.

Tuy nhiên, ngoài các sản phẩm được đề cập trong Chỉ thị số 11, thị trường xuất hiện những loại hình bất động sản mới như shophouse và các sản phẩm tương tự. Shophouse là loại hình bất động sản mà chủ sở hữu có thể sử dụng để kinh doanh và nghỉ dưỡng.

Đây là loại hình bất động sản có nhiều lợi thế cạnh tranh, cho phép khai thác tối đa diện tích sử dụng, linh hoạt, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu thị trường.

Hiep hoi Bat dong san Viet Nam kien nghi go kho cho doanh nghiep hinh anh 2

Do đó, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản, VNREA đề nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo các bộ ngành liên quan nghiên cứu, bổ sung shophouse và những sản phẩm tương tự để giải quyết đồng thời với các sản phẩm bất động sản được đề cập trong Chỉ thị số 11 và ban hành văn bản về chế độ sử dụng đất đối với loại hình bất động sản này.

Nguồn vốn cho nhà ở xã hội cũng là một trong những nội dung được VNREA kiến nghị. Theo quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Nhà ở, hàng năm nhà nước cấp 50% vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, 50% huy động thêm từ các kênh khác nhau để hỗ trợ cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, 4 ngân hàng thương mại như Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank do Nhà nước chi phối được cấp bù lãi suất vay từ 3-4%, còn lại tự huy động 100% để cho vay.

Như vậy, nếu cấp 1.000 tỷ đồng với tỷ lệ bù lãi suất vay từ 3-4% thì mỗi năm có thể huy động thêm được từ 25.000-30.000 tỷ đồng cho người vay mua nhà ở xã hội, tạo tính thanh khoản lớn cho nhà ở xã hội. Tuy nhiên, thực tế năm 2019 vẫn chưa có nguồn kinh phí này hỗ trợ cho người mua và doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội.

Hiện nhiều chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội như AZ Thăng Long, Hoàng Quân, Capital House, Eurowindow-Holding... phản ánh khó bán do người mua không được hỗ trợ vốn vay trong khi nhu cầu về phân khúc này vẫn rất lớn. Do đó, VNREA kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tăng cường hỗ trợ nguồn vốn cho người dân thu nhập thấp mua nhà ở xã hội theo 2 kênh: Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại do Nhà nước chi phối.

Đặc biệt, VNREA kiến nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân.

Hiện hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của khoảng 12 Luật khác nhau và rất nhiều Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành.

Ngoài ra, còn có hơn 20.000 tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, từ khâu xác định chủ trương đầu tư, nhu cầu vốn, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng và kết thúc đầu tư xây dựng đưa dự án vào vận hành khai thác.

Điều này gây ra nhiều hệ quả lớn, gia tăng thời gian và chi phí tuân thủ, làm lỡ cơ hội đầu tư, tăng rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, kinh doanh, vận hành bất động sản còn nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn cần được sửa đổi, hoàn thiện nhằm gia tăng hiệu quả đầu tư, kinh doanh; bảo đảm sự phát triển minh bạch của thị trường; bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người dân.

Bởi vậy, các doanh nghiệp bất động sản mong muốn thủ tục hành chính tiếp tục được cải cách theo hướng thuận lợi mà không ảnh hưởng tới hiệu lực quản lý nhà nước. Khi thủ tục hành chính thông thoáng sẽ góp phần thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án./.


TIN TỨC LIÊN QUAN



HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN


TAGS